Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Một số sự cố khi thi công lồng cọc khoan nhồi

Như đã biết thì lồng cọc khoan nhồi là một loại cọc được thi công bằng cách khoan một lỗ sâu trong đất, đặt lồng thép vào rồi đổ bê tông trực tiếp ngay tại công trình.


Vì thế mà khi tiến hành thi công lồng cọc khoan nhồi ít nhiều sẽ xảy ra một vài sự cố như sau:
--->>>Xem thêm: Các bước tiến hành thi công lồng cọc khoan nhồi

1. Nghiêng lệch hố khoan do khi khoan
- Có thể do có tảng đá mồ côi làm cho cần khoan lệch qua một bên, nên nếu khoan liên tục như thế làm cho lệch hố khoan.

- Khối lượng bê tông nhiều hơn hoặc ít hơn so với tính toán: nếu thừa thì hố khoan sẽ sập, không có chỗ cho bê tông xuống nữa nên bị đầy; nếu thiếu so với quy định thì hố sẽ bị sập về hai phía tạo thành một khoảng không gian quá lớn.

- Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hao hụt bê tông là:

Yếu tố khách quan:
Địa chất khoan là yếu tố quan trọng nhất. Nếu địa chất tốt như vào lớp sét chẳng hạn thì độ ổn định và kích thước lỗ khoan không bị thay đổi nên mức độ hao hụt ít. Còn địa chất xấu vào những tầng cát, cát chảy, túi bùn... ảnh hưởng rất lớn đến kích thước lỗ khoan thường gây ra sạt lở thành vách dẫn đến kích thước cọc bị phình ra cho nên mức hao hụt bê tông sẽ lớn. Gặp mạch nước ngâm có dòng chảy qua. Dung dịch bentonite thấm vào trong đất cũng có thể do dung dịch chất lượng không tốt nên nó có thể thấm vào đất. 

Yếu tố chủ quan:
*Bê tông tắc trong ống đỗ
*Do dung dịch giữ thành lỗ khoan không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về độ nhớt, tỉ trọng, độ PH, ... dẫn đến sạt lở thành lỗ khoan
*Kiểm soát kích thước dao cạnh của gầu khoan thường, theo kinh nghiệm cách này có thể làm tăng hoặc giảm kích thước của lỗ khoan bằng cách chỉnh cho con dao cạnh của gầu khoan to hoặc bé hơn
*Khoan quá nhanh cũng gây ra ảnh hưởng đến kích thước lỗ khoan, dễ gây sạt lở do dung dịch giữ thành chưa kịp tạo được màng ngăn giữ ổn định vách
*Hạ lồng thép không thẳng sẽ làm lồng thép trà vào vách lỗ khoan gây sạt lở
*Kiểm soát quá trình thổi rửa, làm sạch đáy hố khoan. Đây là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định chất lượng lồng cọc và khả năng chịu tải của cọc


2. Sụt lở thành hố khoan
Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:
* Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất phức tạp. 
* Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ. 
* Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao 
* Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện hiện tượng mất dung dịch. 
* Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ. 
* Dung dịch không đáp ứng kịp thời 
* Tại vị trí khoan không có chống thành vách thì có lớp địa chất nhão có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của bentonite 
* Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng. 
* Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong lỗ.

Các nguyên nhân ở trạng thái động:
* Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp. 
* Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra. 
* Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách làm cho đất ở xung quanh bị bung ra. 
* Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, do phản lực chấn động hoặc quay làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất. 
* Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố. 
* Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu (quy định thông thường không quá 24 h) làm cho dụng dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách. 
* Rút gàu khoan quá nhanh tạo nên hiệu ứng piston làm giảm áp suất trong lỗ khoan (phần dưới gàu khoan). 
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng công nghệ khoan không phù hợp với tầng địa chất.

3. Lồng ghép bị trồi lên hay tụt xuống khi hạ
Do sụt lở hố khoan nên hạ xuống bị lồng thép bị trồi lên; khi quá trình liên kết các lồng thép không chặt khi đổ bê tông sẽ bị tụt xuống ; hay bị đứt lồng thép ; do trước khi đổ không kiểm tra nghiệm thu hố khoan kỹ; không nạo vét vệ sinh.

4. Ống vách bị kẹt không rút lên được
Nguyên nhân chủ yếu:
*Do điều kiện đất (chủ yếu là tầng cát). Lực ma sát giữa ống chống với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung) hoặc khả năng cẩu lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thường xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hưởng của mật độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong tầng sét, do lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở v.v... 
* Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách không phát huy hết được năng lực. 
* Lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn lên làm tăng lực ma sát giữa ống vách với tầng đất. 
* Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là khi ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực. 
* Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông. 
*Có thể do quá trình thi công lâu quá ; máy móc đi lại xung quanh ; làm cho đất lèn chặt và ép thành ống vách chặt lại nên không rút ra được.

5. Hư hỏng bê tông ở mũi và thân cọc
Khi dùng sóng siêu âm có thể thấy khuyết tật của cọc sau khi thi công. Những nguyên nhân trên có thể là tác nhân gây cho lồng cọc có khuyết tật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét