Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Các bước tiến hành thi công lồng cọc khoan nhồi

Lồng cọc khoan nhồi là loại cọc được thi công bằng cách khoan lỗ trong đất rồi đặt lồng cốt thép và sau đó đổ bê tông.

qui trình thi công lồng cọc khoan nhồi

Qui trình thi công lồng cọc khoan nhồi tiến hành theo trình tự sau:
-  Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc.
-  Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ.
- Vét đáy hố khoan.
-  Lắp đặt cốt thép.
-  Lắp ống đổ bê tông.
-  Thổi rửa đáy hố khoan.
-  Đổ bê tông.
-  Lấp đầu cọc bằng đá 1x2 và đá 4x6 (đối với cọc đại trà)
-  Rút ống vách.
-  Kiểm tra chất lượng cọc.

Qui trình thi công được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Một vài ưu điểm của lồng cọc khoan nhồi:
- Lồng cọc khoan nhồi được thi công với dàn máy móc và thiết bị hiện đại, thuận lợi trên mọi địa hình phức tạp. Ví dụ như có thể đặt được ở những nơi đất rất cứng (thậm chí là lớp đá) mà cọc đóng không thể tới được hay nơi có tầng địa chất thay đổi phức tạp
- Thiết bị thi công lồng cọc khoan nhồi nhỏ gọn nên có thể thi công được ở những nơi có điều kiện chật hẹp. Trong quá trình thi công cũng không gây trồi đất xung quanh, lún nứt hay ảnh hưởng đến phần móng cọc và kết cấu của các công trình liền kề
- Khả năng chịu lực cao hơn 1,2 lần so với các công nghệ khác vì lồng cọc khoan nhồi có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn so với cọc chế sẵn. Công nghệ này phù hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng, nền móng thay đổi phức tạp

Nhược điểm:
- Yêu cầu kỹ thuật thi công cao dẫn đến khó kiểm tra chính xác được chất lượng nhồi vào cọc. Do đó đòi hỏi sự lành nghề, kinh nghiệm của đội ngũ công nhân và việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ các qui trình thi công
- Môi trường thi công sình lầy, dơ bẩn
- Chiều sâu thi công bị hạn chế trong giới hạn 120-150 lần đường kính cọc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét